Dịch vụ xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

0 109

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên phổ biến. Chủ sở hữu thực hiện quyền tự bảo vệ/yêu cầu cơ quan thực thi xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự/yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền. Chúng tôi cung cấp dịch vụ xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho: Tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc xã hội.
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ: Tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp xử lý hành chính:

Khi bên vi phạm có lỗi cố ý hoặc vô ý nhưng chưa đến mức được coi là nguy hiểm, chưa đến mức được xác định là tội phạm và các hành vi này được quy định trong các văn bản xử lý hành chính về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan như: Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp…

Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân, chủ thể quyền đề nghị các cơ quan Thanh tra chuyên ngành hoặc các cơ quan như: Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên để được xử lý.

Biện pháp xử lý dân sự:

Bên bị xâm phạm phải xác định được thiệt hại thực tế, yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bên vi phạm và thiệt hại mà bên bị xâm phạm phải chịu. Biện pháp xử lý dân sự có thể song song với biện pháp xử lý hành chính và biện pháp xử lý hình sự.

Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.

Toà án có thẩm quyền buộc bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện việc:

  • Chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Xin lỗi, cải chính công khai.
  • Thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Bồi thường thiệt hại.
  • Tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Biện pháp xử lý hình sự:

Được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, bên vi phạm có lỗi được coi là nguy hiểm cho xã hội, các hành vi và mức độ xâm phạm được quy định cụ thể trong Luật Hình sự năm 1999 được sử đổi bổ sung năm 2009.

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý.

Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan:

Được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.

Công việc của chúng tôi trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, các tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc ;
  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn các biện pháp bảo vệ quyền, các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
  • Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước và chủ sở hữu để xử lý vi phạm
  • Yêu cầu bên vi phạm cam kết và chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích của Quý khách tại Tòa án có thẩm quyền.

 

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.