Để giúp khách hàng nắm được trình quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chúng tôi xin được đưa ra Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông tin cơ bản như sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
2. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu/ đăng ký tên dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
3. Nhãn hiệu trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên.
4. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu
Để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ,với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu
– Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Yêu cầu đối với tờ khai đăng ký nhãn hiệu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Quy chế sử dụngnhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
- Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);
- Giấy uỷ quyền, nếu cần;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng,huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn.
- Bản gốc Giấy uỷ quyền;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
6. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Đơn đăng kí được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc qua Đại diện sở hữu trí tuệ
Xem thêm : Nhãn hiệu rộng rãi là gì