Hiện tại, khi một nhãn hiệu được nhiều người biết đến, sẽ có nhiều bên lợi dụng sự biết đến rộng rãi đó để tạo ra những nhãn hiệu cho sản phẩm tương tự để gây nhầm lẫn cho khách hàng nhằm thu lợi.
Chủ sở hữu sau khi đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền và được chấp nhận cấp giấy chứng nhận thì việc theo dõi những hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cũng là việc làm nên được thực hiện thường xuyên
Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng, hỗ trợ khách hàng xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, nếu có yêu cầu khởi kiện chúng tôi chuẩn bị hồ sơ cần thiết.
Nhưng để có chứng cứ chứng minh doanh nghiệp khách đang sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của mình thì, bạn nên giám định tại cơ quan có thẩm quyền, bởi đây là nguồn chứng cư pháp ly quan trọng để khởi kiện doanh nghiệp vi phạm.
Hồ sơ cần chuẩn bị để giám định :
- Đơn yêu cầu giám định trong đó phải chỉ dõ được nội dung như : hàng hóa cần giám định, mục đích giam định…;
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa vi phạm;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản sao);
- Tài liệu chứng minh, cá nhân, tổ chức có hành vi, vi phạm như cung cấp ảnh, hàng hóa, bao bì/…;
- Giấy ủy quyền
Thời gian giám định 6 – 30 ngày làm việc. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào yêu cầu của người giám đinh;
Xem thêm : Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Giám định sở hữu trí tuệ:
Hồ sơ giám định cơ bản bao gồm:
- Tờ khai giám định (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Nêu thông tin bên đang vi phạm;
Xử lý vi phạm:
Sau khi chủ sở hữu đã thu thập đầy đủ chứng cứ thì bắt đầu thực hiện biện pháp để xử lý hành vi này :
- Có thể liên hệ trực tiếp đến nơi doanh nghiệp vi phạm để cảnh báo, hoặc gửi thư : Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có thể lập văn bản cảnh báo vi phạm, nếu bên vi phạm không đồng ý chấp nhận có thể đưa ra tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình. Ngoài ra có thể yêu cầu bên vi phạm khắc phục hậu quả.
- Cơ quan chức năng vào cuộc sử lý vi phạm : Chủ sở hữu nhãn hiệu gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Tùy thuộc vào mức độ mà bên vi phạm có thể sử phạt hành chính, nặng hơn là xử lý hình sự.
Chủ sở hữu nên xác định thiệt hại để yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường hậu quả đã gây ra;
Như vậy khi bị một cá nhân, tổ chức khác xâm phạm đến nhãn hiệu của mình thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bên đó chấm dứt hành vi này. Để hoàn thành nhanh chóng thì chủ sở hữu lên thu thập bằng chứng để chứng minh vi phạm là thực tế. Tuy nhiên, nên đi theo tuần tự quy trình xử lý xâm phạm như trên sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt hiệu quả nhất trong tiến trình xử lý xâm phạm.