Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu, khách hàng hoàn toàn có thể tự tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT. Trên thư viên số của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam là nguồn thông tin đầy đủ nhất về các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu). Trên đó là thông tin các đơn đã được công bố trên công báo của Cục SHTT.
Việc tra cứu sự trùng lặp của nhãn hiệu được rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần có một máy tính kết nối mạng là có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu được.
Các thông tin về các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, các đối tượng đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu rất có ích cho doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, lựa chọn nhãn hiệu, tránh các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, nắm bắt thông tin các đối thủ cạnh tranh để có chiến lược và giải pháp thích hợp…;
Cách sử dụng
- Truy cập vào website thư viện số về sở hữu công nghiệp : iplib.noip.gov.vn
- Chọn đối tượng cần tra cứu (Sáng chế, Kiểu dáng, Nhãn hiệu).
- Nhập thông tin về nhãn hiệu cần tra cứu
- Nhấn vào nút Tìm kiếm để bắt đầu tìm kiếm.
Chú ý:
Nếu doanh nghiệp tìm kiếm theo từ khoá, thì có thể áp dụng một số quy tắc sau:
- Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự.
- Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự.
- Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự.
- Cặp ngoặc kép “…”: Nếu bạn đặt chuỗi tìm kiếm trong dấu ngoặc kép, khi tìm kiếm, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó. Chuỗi tìm kiếm đặt trong dấu ngoặc kép được coi là một từ.
Dấu cách giữa hai từ hoặc (cụm) từ biểu thị cho toán tử hoặc phân biệt “Nhãn hiệu tìm kiếm” và “Từ khóa tìm kiếm”:
Nhãn hiệu có thể viết bằng chữ thường, có dấu trong khi “từ khóa” chỉ có chữ in hoa, được tạo ra từ nhãn hiệu, cho nên tra cứu theo từ khóa cho kết quả chính xác hơn.
Xem thêm : Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu trùng lặp