Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

0 168

Thương hiệu (nhãn hiệu) và vấn đề bảo hộ thương hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng quan tâm trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể coi là vấn đề sống còn, đồng thời thể hiện tầm nhìn xa, dài hạn của người đứng đầu doanh nghiệp.

Với đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm – am hiểu pháp luật Việt Nam, chúng tôi nhận tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề bảo hộ thương hiệu cũng như đăng ký bảo hộ thương hiệu một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với quy trình làm việc cơ bản như sau:

  • Tư vấn sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn
  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quý Công ty) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
  • Thông báo về việc nộp đơn với Quý Công ty ngay sau khi nộp đơn;
  • Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quý Công ty;
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quý Công ty cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận).

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 14-18 tháng.

Các quyền lợi được hưởng khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:

  • Được pháp luật bảo vệ: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam giúp bạn khẳng định quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất đối thủ khác không thể sử dụng nhãn hiệu của bạn để tạo ra sự nhầm lẫn hay tạo lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn.
  • Quảng bá sản phẩm dễ dàng hơn: Một thương hiệu đã được bảo hộ sẽ tạo lòng tin tốt hơn với người tiêu dùng.
  • Tránh khả năng nhầm lẫn: Logo, tên doanh nghiệp, slogan là những phương thức giúp doanh nghiệp của bạn tạo ấn tượng và điểm đặc trưng về sản phẩm của mình đối với khách hàng.

Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

  • Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
  • Giấy ủy quyền (theo mẫu của chúng tôi), có ký tên Người đại diện và đóng dấu;
  • Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm)
  • Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

Leave A Reply

Your email address will not be published.