Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài đem lại lợi ích gì?

0 132

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là để phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu và khi đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp.

Song song với việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài là việc các doanh nghiệp sẽ đưa thương hiệu của mình phát triển tại lãnh thổ đó.

Chúng ta đều phải thừa nhận một thực tế là nền kinh tế của các nước Tư bản chủ nghĩa đã phát triển trước chúng ta hàng trăm năm.

Họ đã sớm nhận thức được ý nghĩa cũng như những giá trị kinh tế hết sức to lớn mà các tài sản trí tuệ sẽ mang lại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sẽ rất không công bằng cho các doanh nghiệp này nếu như sau khi đã đầu tư các nguồn tài chính lớn vào việc xây dựng và duy trì các tài sản trí tuệ của mình, những tài sản này lại bị các chủ thể khác sử dụng.

Chính bởi vậy, để loại trừ nguy cơ bị chủ thể khác sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ của mình, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo hộ các tài sản trí tuệ đó trên phạm vi lãnh thổ của tất cả các quốc gia được coi là thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của mình.

>>> Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo công ước paris

Do vậy, để có thể bảo vệ thành quả đầu tư cho các tài sản trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một nhận thức đúng đắn của việc đăng ký bảo hộ các đối tượng này ở nước ngoài.

Doanh nghiệp – Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ quốc gia sở tại; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu. Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại nước ngoài. Đồng thời, hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Xem thêm : Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Leave A Reply

Your email address will not be published.