Tư vấn nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

0 165

Một thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài muốn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam thì cần lưu ý những điểm gì? Những công việc pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như thế nào?

Nếu bạn là bên nhận nhượng quyền, bạn sẽ không mất thời gian tạo dựng một thương hiệu từ đầu, bạn sẽ được kinh doanh trên một thương hiệu đã nổi tiếng. Bạn được khai thác thế mạnh của hệ thống quản lý cũng như thương hiệu đã được kiểm chứng và thử thách qua thời gian

Nếu bạn là bên nhượng quyền, bạn sẽ có mô hình kinh doanh được mở rộng, khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu, tạo ra được hiệu ứng chuỗi mà không phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư.

Nhượng quyền thương mại là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

Tư vấn nhượng quyền thương mại

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam về cơ bản cần lưu ý những điểm sau:

1. Về điều kiện được phép hoạt động nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Điều 5.1 , Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của chính phủ thì bên nhượng quyền thương mại chỉ đủ điều kiện thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Do đó, để có thể thực hiện hoạt động này hệ thống kinh doanh dự định nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01 năm.

2. Về trình tự, thủ tục bắt buộc phải thực hiện

Theo quy định tai Điều 17a.1.a  của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP thì việc đăng ký nhượng quyền thương mại chỉ áp dụng trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.

Do đó, sau khi đáp ứng được điều kiện về hoạt động nhượng quyền thương mại, trong trường hợp hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện trong phạm vi Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương mà thay vào đó sẽ phải báo cáo hoạt động nhượng quyền thương mại tại Sở Công Thương nơi đặt trụ sở chính (Điều 17a.2 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP đã dẫn).

3. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Thương mại năm 2005;
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.

Liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện những công việc sau:

  • Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ công thương trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;
  • Đăng ký hợp đồng li-xăng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.