EU là một thị trường xuất khẩu trọng điểm của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam. Đây là thị trường lớn và cạnh tranh. Do đó, việc để lại dấu ấn thương hiệu của mình tại thị trường này là vô cùng cần thiết. Đăng ký nhãn hiệu tại Liên Minh Châu Âu là điều mà các doanh nghiêp ngắm đến, đây là cộng đồng vô cùng lớn về chính trị, kinh tế.
Cộng đồng Liên Minh Châu Âu có có hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc lập. Tạo điều kiện cho chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Khi đăng ký nhãn hiệu tại Cộng đồng chung này, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trên lãnh thổ của toàn bộ các quốc gia thành viên.
Ưu điểm khi đăng ký nhãn hiệu tại EU:
- Thủ tục hoàn thành nhanh chóng;
- Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Liên Minh Châu Âu thấp;
- Đơn và đăng ký nhãn hiệu CTM tự động mở rộng tới các nước thành viên mới.
- CTM (Thủ tục nhãn hiệu cộng đồng);
Tài liệu cần cung cấp :
- Đơn đăng ký nhãn hiệu (CTM);
- Giấy ủy quyền;
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Danh mục hàng hàng hóa cần đăng ký;
- Tên và địa chỉ của chủ đơn.
Xem thêm : Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại myanmar
Cách thức nộp đơn:
- Để đơn được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh châu âu khách hàng nộp trực tiếp tại cơ quan Sở hữu trí tuệ OHIM ở Alicante.
- Đơn đăng ký có nguồn gốc từ Liên Minh Châu Âu thông qua nghị định thư Madrid chỉ định tại cơ quan OHIM.
Văn phòng Quốc tế sẽ gửi yêu cầu bảo hộ này tới OHIM. Việc chỉ định này cũng có hiệu quả như việc đăng ký trực tiếp.
Trình tự thẩm định đơn:
Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp sẽ được thẩm đinh hình thức và nội dung . Sau khi hồ sơ đáp ứng đủ điều kiên thì sẽ được bảo hộ tại các quốc gia thành viên của Công đồng châu âu EU. Giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ được ghi nhận trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của OHIM mà không ra bản cứng Giấy chứng nhận.
Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
Xem thêm : Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo công ước Paris