Đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng gì đến kinh doanh của doanh nghiệp?

0 148

Một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay là tên tuổi, thương hiệu của các doanh nghiệp. Do đó, cùng với việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu thì việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu của các Doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cần thiết.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình, thông qua sẽ xác lập được quyền sở hữu đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Trên cơ sở được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể khai thác được lợi ích thương mại từ  nhãn hiệu của mình như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu… Đồng thời, nó còn là căn cứ để chống lại những hành vi xâm phạm tới quyền sử dụng nhãn hiệu.

Đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu giúp xây dựng và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành có ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu – là ghi nhận nhãn hiệu có chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhằm mục đích thương mại (gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, dịch vụ, đưa vào lưu thông, xuất nhập khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa đó) trong thời hạn bảo hộ, bất kỳ người nào sử dụng nhãn hiệu đó mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo quy định.

Việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho Doanh nghiệp không những thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của Doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với các đối tác mà Doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân/pháp nhân khác đánh cắp sử dụng để hưởng lợi. Khi đó, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn hiệu sẽ không có căn cứ để các cơ quan chức năng giải quyết. Như vậy có thể nói xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là bảo hộ nhãn hiệu đó thực chất là việc thiết lập quyền sở hữu thương hiệu.

Xem thêm : Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ truyền hình

Leave A Reply

Your email address will not be published.