Đăng ký sáng chế tại Việt Nam

0 127

Hiện nay tại Việt Nam, ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp đầu tư sáng tạo các sản phẩm mới và mong muốn đăng ký độc quyền sáng chế, tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ khi không biết đến đâu để đăng ký sáng chế do mình sáng tạo ra.

Mỗi một đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ đều có những điều kiện bảo hộ khác nhau, tuân thủ theo các loại hồ sơ, thủ tục khác nhau, do vậy để đảm bảo hồ sơ đăng ký đáp ứng được tiêu chuẩn luật định, Doanh nghiệp cần được tư vấn một cách chuyên nghiệp, đầy đủ nhất.

Về cơ bản, sáng chế là những phương pháp, quy trình, chất, giải pháp mới. Tuy nhiên, có một số đối tượng không được đăng ký sáng chế tại Việt Nam:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính.
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật;

Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký sáng chế tại Việt Nam:

  • Tờ khai đăng ký sáng chế;
  • Bản mô tả sáng chế;
  • Bản vẽ sáng chế;
  • Tóm tắt bản sáng chế;
  • Giấy ủy quyền sáng chế;
  • Lệ phí đăng ký sáng chế;

Sau khi chúng tôi nhận được  giấy tờ trên , chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo  hồ sơ để đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Thời gian đăng ký sáng chế tại Việt Nam :

  • Thẩm định hình thức : 01 tháng tính từ ngày nộp đơn;
  • Công bố đơn : 19 -24 tháng khi có đơn hợp lệ, có thể yêu cầu công bố sớm;
  • Thẩm định nội dung : 18 tháng kể từ ngày công bố;

Thời hạn bảo hộ Sáng chế?

  • Bằng độc quyền Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên trong đó bảo hộ sáng chế không không gia hạn được thời gian;

Người đã được cấp văn bằng sáng chế có quyền gì ?

  • Cho phép người khác sử dụng sáng chế của mình;
  • Kiện người khác xâm phạm sử dụng sáng chế khi chưa có sự đồng ý;
  • Chuyển nhượng sáng chế của mình cho người khác;

Xem thêm : Đăng ký sáng chế theo pct

Leave A Reply

Your email address will not be published.