Các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã và đang bị ăn cắp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đầu tiên là sản phẩm kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc, nước mắm Phú Quốc tại Thái Lan. Trong vài năm gần đây, những thương hiệu Việt Nam liên tục bị đánh cắp ở nước ngoài như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, mì ăn liền Vifon, và gần đây nhất là thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột liên tục bị chiếm đoạt ở nước ngoài. Đây là việc rất nghiêm trọng với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về rủi ro pháp lý và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, tuy đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp bị đánh cắp thương hiệu tại nước ngoài, thế nhưng việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài vẫn chưa được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Vì thế, trong tương lai sẽ tiếp tục có doanh nghiệp khác đi theo vết xe đổ. Bởi bản thân doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chú trọng hoặc chưa đủ tiềm lực để có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nhiều quốc gia khác nhau. Doanh nghiệp chưa thể tiên liệu trước việc phát triển và mở rộng đến các thị trường mới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã đi trước doanh nghiệp trong nước khá xa. Vì thế nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã dò xét, đánh giá những doanh nghiệp trong nước có khả năng phát triển và đăng ký bảo hộ thương hiệu hay tên miền ở nước sở tại trước, với một chi phí khá rẻ. Mục đích là sẽ bán lại cho các doanh nghiệp nạn nhân sau này. Ngay ở Việt Nam cũng đã xảy ra hiện tượng doanh nghiệp nhập khẩu, làm đại lý đã nẫng tay trên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam do chủ quan hoặc thiếu thông tin mà không đăng ký thương hiệu sản phẩm. Đã có doanh nghiệp Việt Nam mất rất nhiều thời gian và phải tốn hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn USD trong kiện cáo về bản quyền thương hiệu, để đòi lại thương hiệu của chính mình.
Dưới góc độ pháp lý, một thương hiệu có thể được bảo hộ dưới nhiều dạng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, ví dụ như Nhãn hiệu, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý,…
Vậy tại sao thương hiệu lại dễ bị xâm phạm như vậy?
- Nguyên tắc giới hạn quyền độc quyền theo lãnh thổ. Vì đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp là bị giới hạn theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là đăng ký ở đâu thì chỉ được hưởng quyền độc quyền ở lãnh thổ đó mà không mặc nhiên phát sinh hiệu lực ở nước khác.
- Nguyên tắc ngày nộp đơn đầu tiên, tức là ai nộp đơn đăng ký trước thì được cấp trước. Hầu hết luật nhãn hiệu các nước trên thế giới đều quy định chỉ có đơn đăng ký nhãn hiệu nào được nộp sớm nhất trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu đó thì mới được cấp đăng ký bảo hộ.
Các đối tượng xấu lợi dụng 2 nguyên tắc trên đây để xác lập quyền sở hữu cho mình nhằm chiếm đoạt thương hiệu của Việt Nam tại nước ngoài.
Xem thêm : Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo nghị định thư Madrid
Việc thương hiệu bị đánh cắp gây ra nhưng hậu quả gì?
- Chủ sở hữu thương hiệu không được sử dụng thương hiệu của mình một cách hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia đã có người khác đăng ký
- Chủ sở hữu thương hiệu có nguy cơ bị kiện hoặc bị cấm xuất khẩu vào lãnh thổ bị mất thương hiệu.
- Chủ sở hữu thương hiệu đánh mất một khoản doanh thu đáng lẽ được hưởng tại nước đó hoặc đánh mất cơ hội thâm nhập thị trường đó;
- Uy tín và danh tiếng của thương hiệu có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi người tiêu dùng không phân biệt được nguồn gốc hàng hóa/dịch, hoặc kẻ chiếm đoạt lợi dụng uy tín của thươnghiệu sản xuất ra thị trường hàng hóa kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng.
- Kẻ chiếm đoạt thương hiệu vô hình chung đã trở thành kẻ mạo danh được hợp pháp hóa thông qua văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu đó.
Thương hiệu là tài sản có giá trị.Vì thế, mất thương hiệu sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt tai hại không những đối với chủ sở hữu mà còn thậm chí ảnh hưởng tới cả một quốc gia.
Làm thế nào để bảo hộ thương hiệu?
Theo luật pháp quốc tế và quốc gia hiện hành về căn bản hiện nay chỉ có 2 phương thức đăng ký bảo hộ ở nước ngoài:
- Đăng ký theo hệ thống Madrid
- Đăng ký tại từng quốc gia
Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài mà dự định sẽ phát triển đầu tư tại các nước đó. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng dịch vụ tra cứu về khả năng đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu của khách hàng có khả năng đăng ký tại các nước đó hay không.